Tìm hiểu về sư tử đá và cách bày trí

Sư Tử được mệnh danh là Chúa Tể của muôn loài, mang trong mình sức mạnh và sự uy nghiêm của bậc Đế Vương. Không phải hiển nhiên mà từ xa xưa đến nay, tượng Sư Tử vẫn được người dân tin dùng và trở thành biểu tượng nổi tiếng ở nhiều Quốc Gia, như tượng Sư Tử biển ở Singapore. Chúng ta hãy cùng đá mỹ nghệ tìm hiểu một chút về nguồn gốc của Linh vật này nhé!

1. Tìm hiểu về sư tử đá

Về nguồn gốc:  Sư tử được cho là cùng dòng văn hóa từ Ấn Độ hoặc Tây Á vào Trung Quốc thời Hán. Có nguồn nghiên cứu còn cho rằng chữ Sư trong Hán tự có gốc từ tiếng Ba Tư là từ Shiar chỉ Sư tử. Sư tử đá xuất hiện khoảng 3.000 năm bắt nguồn từ người Ba Tư, thông qua việc các nước Tây Á cống nạp sư tử cho các triều đình phong kiến Trung Quốc, từ đó du nhập Sư tử đá vào lãnh thổ và biến nó thành linh vật để canh mộ hoặc đặt trước điện Thái Hòa, Ngọ Môn… là biểu tượng cho quyền uy của các vua chúa nhà Minh và nhà Thanh.

Tượng sư tử đá màu đen

Về hình dáng bên ngoài: Sư Tử bằng đá được điêu khắc với hình dáng dữ dằn, gân guốc, nhiều cơ bắp cuồn cuộn. Miệng há rộng, móng vuốt sắc nhọn. Đôi mắt đầy vẻ hung dữ. Nó toát lên khí chất hung hãn, dũng mãnh của một mãnh thú và sự uy nghiêm, cao quý của bậc đế vương đầy quyền uy.

Sư Tử thường đi theo một cặp con đực và cái. Con đực thường đứng trên quả cầu hoặc đứng núi. Con cái thường có một hoặc nhiều con nhỏ ở phía dưới chân. Sư tử được khắc hoạ với nhiều tư thế: Nằm, ngồi, đứng…

Đối với Phật Giáo: Sư tử nhập vào Việt Nam từ thời Lý, theo xu hướng của Ấn Độ với nghĩa đó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo Việt Nam. Sư tử đlà một linh vật không thể thiếu trong hình ảnh của Phật Giáo, là biểu tượng cho sức mạnh, oai linh nhưng tuân phục, trợ giúp cho Phật pháp như tượng Hộ pháp cưỡi sư tử ở chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội), tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi Sư tử trên lưng.

2. Ý nghĩa Tượng Sư tử đá trong phong thuỷ

Trong quan niệm của người phương Đông xưa mỗi con vật đều có một ý nghĩa tâm linh riêng. Sư tử vốn dĩ là chúa tể sơn lâm nên mang trong mình sự uy phong, thịnh vượng, trừ tà, cân bằng âm dương, ngự trị tài vận đúng với phẩm chất vốn có của nó. Sư tử rất được coi trọng, chỉ xếp sau sự linh thiêng cao cả của Rồng.

Cặp sư tử đá trắng

Sư tử còn là tượng trưng cho giới quý tộc. Sư tử đá cũng thường được sử dụng để bảo vệ các chốn linh thiêng. Vì vậy bạn sẽ thường thấy hình ảnh những đôi Sư tử đá đứng gác ở cổng nhà  Vua Quan Lại Quý Tộc, Cổng Đền, Cổng Chùa… Ngày nay, tượng Sư tử hay chưng phổ biến ở trước cổng Cơ quan xí nghiệp, khách sạn, dinh thự và Chùa Chiền, Lăng Tẩm.

Sử dụng Sư tử đá trọng Phong thuỷ có tác dụng trừ tà, xua đuổi điềm xấu, tránh khỏi những tai ương, những điều không may mà người xấu muốn mang đến cho mình! Hơn nữa với sự uy nghiệm, sức mạnh, quyền lực của Sư tử đá cũng giúp cho gia chủ tăng cường sự uy nghiêm, quyền lực nơi mình từ đó khuất phục người khác và dẹp toả những tính xấu nới cấp dưới, những người xung quanh.

3. Nên đặt sư tử ở vị trí nào ?

  • Theo quan niệm, Khi đặt tượng Sư tử đá, người ta thường đặt cả đôi vừa đực vừa cái để hài hòa âm dương. Điều này sẽ giống như một cặp vợ chồng không thể tách rời nhau, nếu như tách rời nhau sẽ mất đi hiệu lực. Cho nên lúc mua thì phải mua cả đôi.
  • Đặt đúng hướng của Sư tử. Con nào nên đặt ở bên trái thì đặt nó ở bên trái, con nào nên đặt ở bên phải thì đặt nó ở bên phải. Không nên đảo hai bên cho nhau, nếu không sẽ mất đi ý nghĩa phong thủy của tượng. Thường thì con đặt bên trái là con đực, bên phải là con cái. Trường hợp có một con vỡ (hỏng) thì phải thay đôi hoàn toàn mới. Tuyệt đối không dùng lại con cũ.
  • Đặt đầu Sư tử hướng ra ngoài. Muốn sư tử phong thủy hóa giải được sát khí thì phải để đầu sư tử đối diện với bên ngoài hoặc là đặt ở đối diện cửa chính, đặt ở ngoài bệ cửa sổ đều được. Nói chung, đặt theo hướng mà bạn muốn chúng nhìn ra để xua đuổi sát khí.

Những điều lưu ý khi đặt tượng:

  • Không đặt tượng Sư tử đá đối diện phòng ở: Sư tử mặc dù là linh vật mang lại may mắn nhưng bản thân nó cũng có mang sát khí, không nên để cho đầu sư tử đối diện với phòng ở, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình hoặc là nhân viên trong phòng, dễ sinh ra tai họa. 
  • Không đặt hướng tượng sang ngang hoặc quay đầu vào trong nhà : Nếu như phạm phải dễ dẫn đến linh vật quay lại cắn ngược chủ nhà. Trong phong thủy, người ta gọi như thế là tà khí tấn công 2 bên sườn hoặc ‘đánh tập hậu’.

Thông tin liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *