Tượng đá tâm linh đã trở thành một nét đặc trưng trong truyền thống, văn hóa của Việt Nam. Từ xưa đến nay, văn hóa tâm linh của người Việt vốn được nhiều nước chú ý do sự đặc biệt như: thờ cúng ông bà, rằm mồng 1, tháng cô hồn,… Tuy nhiên, việc trưng bày hay “thỉnh” tượng đá về để trong nhà là một trong những văn hóa đậm chất Việt Nam, hầu như bất cứ nhà nào cũng có tượng phật Di Lặc hay tượng Quán Thế Âm.
Thông qua các Tượng đá tâm linh, con người muốn gửi gắm niềm tin vào các bức tượng với mong cầu hạnh phúc, niềm vui, may mắn trong cuộc sống, công việc và giúp trấn yểm, xua đuổi những tà khí xấu xâm nhập. Tượng đá tâm linh cũng mang lại nhiều nguồn năng lượng tích cực cho con người, giúp họ sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn.

Trong kinh thánh, hình ảnh Đức Mẹ được được biểu thị là một người phụ nữ đồng trinh, được ơn Đức Chúa Trời để sinh ra Đức Chúa Giê-su. Tượng Đức Mẹ chắp tay mang ý nghĩa ngợi ca công đức và tấm lòng hiền hậu, bao dung, đoan chính của Mẹ Maria. Hình ảnh Ngài mặc áo choàng trắng, đội khăn và chắp tay như đang cầu nguyện cho loài người nhận được sự thương xót từ nơi Chúa Trời.

Chúa trời là đấng đã bỏ hết ngai vinh hiển trên trời để đến thế gian này chịu sự đóng đinh trên cây thập tự đầy đau đớn mà hi sinh để cứu rỗi loài người. Hình ảnh Ngài với nét mặt nhân từ được chạm khắc tinh xảo đến từng đường nét. Hình ảnh đứa bé mà Ngài ôm trên tượng trưng cho loài người, rằng Chúa trời cũng yêu thương, nâng niu và bảo vệ con người trong vòng tay của Ngài


Về nguồn gốc :
Trong nhật ký của thánh Paustina có chép rằng: “ Tối hôm đó, lúc đang ở trong phòng tôi đã nhìn thấy Chúa Giêsu hiện ra với y phục màu trắng. Tay phải Người giơ lên như đang ban phép lành, còn tay Trái Người đụng vào tim, nơi có hai luồng ánh sáng chiếu tỏa ra, một màu xanh nhạt và một màu đỏ. Tôi chăm chú nhìn Người trong im lặng, linh hồn tôi vừa bàng hoàng trong niềm kính yêu nhưng cũng dạt dào hoan lạc. Chúa nói với tôi “ Con hãy vẽ một bức hình như những gì con trông thấy và nghi kèm lời chú “Giê-su, con tín thác vào Chúa”.
Thánh Paustina đã hỏi Chúa về ý nghĩa của hai luồng sáng, Người trả lời: Những luồng sáng xanh nhạt biểu hiện cho Nước, nó sẽ làm cho các linh hồn nên công chính. Luồng sáng màu đỏ tượng chưng cho Máu, là sự sống của các linh hồn. Hai luồng sáng ấy cùng xuất phát từ chốn sâu thẳm của lòng thương xót mà Chúa dành cho loài người.
Theo lời Chúa Giê-su, hình ảnh Lòng Thương Xót Chúa sẽ nhắc nhở về tình yêu của Lòng Thương Xót Cha, cho dù có mạnh mẽ đến mấy, đức tin cũng sẽ không ích gì nếu không kèm theo hành động.


Hình ảnh đức Mẹ Mân Côi đã quá đỗi quen thuộc trong tiềm thức của mội tín đồ công giáo. Tượng này còn có tên gọi khác đó là là Đức Mẹ Mai Khôi hay Đức Mẹ Môi Côi. Mặt khác, có một số người còn gọi là Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.
Đây là một danh hiệu của Đức Trinh Nữ Maria (Đức Mẹ) trong mối quan hệ với Kinh Mân Côi. Lễ Đức Mẹ Mân Côi được cử hành hàng năm vào ngày 7 tháng 10. Nhằm kỷ niệm chiến thắng quyết định của liên minh Kitô giáo trước hạm đội của Đế chế Ottoman ở trong Trận hải chiến Lepanto vào năm 1571. Chính vì vậy, trước đây, ngày lễ này còn được gọi là Lễ Đức Mẹ Chiến Thắng. Sau đó, vào năm 1960 thì Giáo hoàng Gioan XXIII đổi tên lễ này thành Lễ Đức Mẹ Mân Côi như ngày nay và được lưu truyền cho tới ngày nay.


Fatima là một trong số những tước hiệu nổi tiếng mà người đời dành để gọi mẹ Maria. Tên gọi này gắn với địa điểm mà con người lần đầu gặp Đức Mẹ – làng Fatima. Chính vì thế, tên gọi “đức mẹ Fatima” đã dần trở lên quen thuộc đối với những người công giáo trong hàng trăm năm qua.
Tượng đức mẹ Fatima là biểu tượng của sự hòa bình. Là sứ giả của bình yên. Chính vì thế, tượng khắc họa lại đức mẹ cần được điêu khắc bằng cả trái tim.



Đặc điểm nhận dạng của tượng Phật Di Lặc đó là hình tượng mập mạp, khỏe mạnh, mặc áo hở bụng căng tròn, đi chân trần thể hiện sự vô lượng, thanh thản và nhẹ nhàng. Nổi bật nhất là gương mặt hiền hậu, nụ cười hiền hòa vô cùng hoan hỷ. Thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc và lạc quan trong cuộc sống. Lỗ tai dài biểu thị sự từ bi, bác ái, biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của mọi người.

Trong phong thủy, tượng Phật Di Lặc cầm thỏi vàng và túi châu báu tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu sang, may mắn và tốt lành. Đôi khi còn nhìn thấy hình ảnh Phật Di Lặc cầm theo quả hồ lô, gậy như ý biểu tượng cho sức khỏe dồi dào, trường thọ và mọi việc đều như mong muốn.

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát có tay trái cầm như ý châu, tay phải nắm tích trượng với 6 vòng tượng trưng cho lục đạo luân hồi. Ý nghĩa chính là tượng trưng cho tâm nguyện cứu độ tất cả chúng sinh của ngài.
Ngoài ý nghĩa cứu độ chúng sinh trong lục giới, tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương còn mang ý nghĩa xâu xa. Đó chính là biểu tượng thể hiện tâm địa của mỗi con người. Địa là mặt đất, Tạng là dung chứa. Mặt đất có thể dung chứa vạn vật và tâm của con người cũng vậy. Tâm của con người có thể dung chứa cả cái tiện lẫn cái ác.


Lư hương đá dùng để đốt trầm – một loại hương làm từ thảo dược quý hiếm tạo ra mùi thơm thanh khiết cho toàn bộ gian phòng, hoặc dùng để thắp hương thờ cúng các vị thần thánh tại những chốn linh thiêng. Dưới bàn tay tài ba của các nghệ nhân, họ đã điêu khắc các hoa văn tỉ mỉ khiến cho lư hương thêm phần uy nghiêm và linh thiêng.


Tượng Phước Lộc Thọ nói về ba điều cơ bản của một cuộc sống hạnh phúc là: Những điều lành, con cái (Phúc), sự thịnh vượng, may mắn (Lộc) và tuổi thọ (Thọ). Mỗi vị thần tượng trưng cho một điều mong ước. Người vô phúc (không có con cái) thì cuộc sống có được nhiều lộc và tuổi thọ cao đi nữa thì cũng không viên mãn. Tương tự như vậy, nếu không có lộc thì phúc và thọ bao nhiêu cũng không hạnh phúc. Ba vị này còn được gọi là Tam Đa và thường đi chung. Cả ba vị đều có khuôn mặt nhân hậu và nụ cười rất hoan hỷ.


Quán Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn Avalokitesvara nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm.
Danh hiệu “Đại Bi Quán Thế Âm” là danh hiệu của một vị Bồ Tát hằng cứu khổ, danh hiệu này do nghiệp nhân tu hành và hạnh nguyện độ sanh mà thành tựu.


Đại bi: là lòng thương cứu khổ rộng lớn, không bờ bến: thương người như thương mình, cứu người như cứu mình một cách bình đẳng, vô tư, sang suốt, không bị thời gian chi phối, không bị không gian ngăn cách, không phân biệt giống nòi, người hay vật, không phân biệt giàu sang hay nghèo hèn, không phân biệt trí tuệ hay ngu si, không phân biệt người ân hay kẻ oán.
Quán: nghĩa là quán sát, xem xét.
Thế Âm: nghĩa là tiếng tăm trong thế gian. Bồ Tát nói cho đủ là Bồ Đề Tát Đỏa tức là giác hữu tình, nghĩa là bậc hữu tình đã giác ngộ và trở lại giác ngộ các loài hữu tình.



Theo sử sách phong thủy và lời nhân dân cho rằng hình tượng quan âm bồ tát là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hướng Phật, hoá hung khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ. Vì vậy khi thể hiện hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong phong thủy, quan trọng nhất đó chính là khuôn mặt, hình tượng quan âm tự tại, phải thể hiện được nét mặt từ bi, hiền hậu, khi nhìn vào có cảm giác dễ chịu, an lành.

Phật Bà Quan Âm được tạc bằng nhiều chất liệu khác nhau: ngọc, đá quý, đồng, vàng, thạch cao… Nhưng để lưu giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của Phật bà quan âm thì ta không thể nào không nói tới hình tượng quan âm bằng đá. Được con người sử dụng rất nhiều vào việc thờ cúng ở đình chùa, miếu…. với ý nghĩa đem lại điều bình an.

Tượng quan âm được đặt nhiều nơi như phòng khách, trong xe hơi, phòng làm việc, cách tốt nhất là nên đặt Tượng Phật quay đầu về hướng Đông hay hướng ra cổng chính. Không đặt tượng Phật trong phòng ăn hay thờ chung với Thần Tài (vì Thần Tài là vị Thần độ về tài lộc), nên cúng Phật bằng Hoa Quả, đồ chay.


Ngoài những Tượng đá tâm linh trên, đá mỹ nghệ Đà Nẵng còn điêu khắc các hình tượng khác nhau theo nhu cầu của khách hàng. Là đơn vị có bề dày kinh nghiệm hơn 150 năm trong lĩnh vực điêu khắc đá, dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân hàng đầu miền Trung đã chạm khắc đường đường nét tinh tế, chân thật nhất trên những Tượng đá tâm linh.
Không những thế, bằng cái tâm của mình, những người nghệ nhân đã thổi hồn vào tác phẩm khiến cho những bức tượng đá vô tri trở nên uy nghiêm hơn.
Đá mỹ nghệ Đà Nẵng trân trọng mang đến những tác phẩm mang tính tâm linh với từng đường nét sắc sảo. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp một số sản phẩm như: lavabo đá, chân tảng đá, lan can đá,....